THÔNG TIN LIÊN HỆ
Phòng đào tạo
Điện thoại: 0313.766739
Hotline: 0981.3444.88
Email: pdt@cdhh.edu.vn
Thư viện ảnh

Cao đẳng Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-CĐHH I ngày tháng 3 năm 2017của
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng hải I)


Nghề: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VỎ TÀU THỦY
Mã nghề: 50510225
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Tập trung
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
Thời gian đào tạo: 24 tháng

1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, người học có thể làm việc tại các nhà máy đóng tàu, các công ty tư vấn thiết kế xây công trình thủy, các cơ quan quản lý về tàu biển như Đăng kiểm, công ty bảo hiểm, công ty đảm bảo an toàn hàng hải... với các chức danh kỹ thuật viên, giám sát thi công, nhân viên, cán sự phòng kỹ thuật, kế hoạch, phòng dự án... và có thể quản lý tổ, đội sản xuất trong việc đóng mới và sửa chữa tàu.
+ Có khả năng tự học và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức xây dựng, đáp ứng đòi hỏi với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
+ Có thể tiếp tục học tập trình độ cao hơn (ở bậc đại học) để hoàn thiện kiến thức, tăng thêm năng lực tư duy, đảm nhận được công việc triển khai đóng mới, sửa chữa và có khả năng thiết kế các công trình thủy.
+ Đảm nhận công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng kỹ thuật – công nghệ tại các doanh nghiệp sản xuất đóng mới, bảo dưỡng, sửa chữa tàu thủy. Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến tàu thủy như Đăng kiểm, Doanh nghiệp vận tải biển...
+ Tư vấn, thiết kế tại các viện nghiên cứu, phòng kỹ thuật công nghệ trong các nhà máy đóng tàu; Tổ chức các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất đóng mới, bảo dưỡng, sửa chữa tàu thủy.
+ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thiết kế, công nghệ đóng mới tàu thủy ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu. Giảng dạy một số kỹ năng của nghề công nghệ chế tạo vỏ tàu ở các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức:
+ Trình bày được các thông số cơ bản thể hiện hình dáng và các kết cấu tàu thuỷ;
+ Phân tích được các yêu cầu cơ bản của các thiết bị trên tàu thuỷ
+ Trình bày được các quy trình tổng quát của công nghệ đóng tàu;
+ Trình bày được phương pháp khai triển chi tiết, kết cấu thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Trình bày được quy trình gia công chế tạo bệ khuôn, gia công tôn vỏ, gia công lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu, quy trình lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn đảm và quy trình lắp ráp tàu trên triền bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Xác định được các phương pháp kiểm tra và thử tàu khi gia công, lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn và thân tàu;
+ Xác định được các nguyên nhân hư hỏng của các cơ cấu thân tàu và phương pháp sửa chữa tàu;
+ Trình bày được các phương pháp hạ thủy tàu phổ biến.
- Kỹ năng:
+ Vẽ, kiểm tra và điều chỉnh được đường hình dáng thân tàu trên ba mặt phẳng hình chiếu;
+ Khai triển được các chi tiết, kết cấu thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Khai triển được tấm tôn phẳng, tấm tôn cong một chiều, hai chiều;
+ Chế tạo được các loại dưỡng và vẽ thảo đồ phục vụ cho gia công, lắp ráp kết cấu và tôn vỏ của thân tàu;
+ Gia công, lắp ráp được các chi tiết kết cấu thân tàu và tôn vỏ tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Lắp ráp được các phân đoạn, tổng đoạn của thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Lựa chọn được phương án và lắp ráp thân tàu trên đà hợp lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Phát hiện được sai sót kỹ thuật, cách phòng ngừa và các biện pháp khắc phục trong quá trình gia công, lắp kết cấu và tôn vỏ tàu;
+ Tổ chức và hướng dẫn được tổ, nhóm lao động để thực hiện công việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động.
+ Tính được kích thước thực của các chi tiết kết cấu thân tàu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thái độ:
+ Có nhận thức đúng về CNXH; tin tưởng vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần trách nhiệm, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp hiện đại.
+ Có thế giới quan và phương pháp làm việc khoa học, yêu nghề, tâm huyết với mọi công việc được giao; có tác phong miệng nói, tay làm; có tinh thần đoàn kết và sẵn sàng đấu tranh nhằm bảo vệ những thành quả của công cuộc xây dựng đất nước.
+ Tự tin, tư duy năng động; nhanh nhẹn, hoạt bát trong giao tiếp nghề nghiệp và quan hệ giúp tăng hiệu quả công việc; có ý thức cao để hoà nhập, hợp tác và luôn sẵn sàng làm việc theo nhóm.
1. 3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề, sinh viên sẽ:
+ Trực tiếp làm công việc đóng mới và sửa chữa các phương tiện tàu thủy tại các nhà máy đóng tàu.
+ Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí đóng tàu;
+ Có thể làm công tác quản lý sản xuất trong các phân xưởng trong nhà máy đóng tàu và các xưởng cơ khí, với các chức danh kỹ thuật viên, giám sát thi công, nhân viên, cán sự phòng kỹ thuật, kế hoạch, phòng dự án.
+ Có khả năng tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
- Số lượng môn học, mô đun: 30
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa: 2265 giờ

Các tin khác