THÔNG TIN LIÊN HỆ
Phòng đào tạo
Điện thoại: 0313.766739
Hotline: 0981.3444.88
Email: pdt@cdhh.edu.vn
Thư viện ảnh

Trung cấp Điện tàu thuỷ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-CĐHH I ngày tháng 3 năm 2017 của
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng hải I)

Tên ngành, nghề: Điện tàu thuỷ
Mã ngành, nghề: 40510303
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT hoặc tương đương;
Thời gian đào tạo: 1 năm

1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo điện tàu thủy trình độ trung cấp được thiết kế đào tạo Kỹ thuật viên điện tàu thủy, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, để đảm đương công việc của một Kỹ thuật viên trong các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển, đảm nhận chức danh Thợ kỹ thuật điện trên tàu biển.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức
- Trình bày đư­ợccác biện pháp an toàn khi sử dụng trang thiết bị điện;
- Mô tả được khái quát chung về cấu tạo và ứng dụng của động cơ Diesel và máy phụ tàu thủy;
- Mô tả được cấu tạo và ứng dụng của các loại khí cụ điện;
- Mô tả được cấu tạo và ứng dụng của các loại máy điện;
- Mô tả đ­ược trạm phát điện và phương pháp phân chia điện năng trên tàu thuỷ;
- Trình bày đ­ược các nguyên tắc điều khiển, khống chế truyền động điện cho các hệ thống: Hệ thống thiết bị điều khiển trên boong; hệ thống điều khiển thiết bị phụ buồng máy và các hệ thống truyền động điện khác trên tàu thuỷ;
- Mô tả được phương pháp bảo trì, bảo dưỡng máy điện và khí cụ điện trên tàu thuỷ;
- Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu công việc
- Có tư duy tổng hợp sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới.
1.2.2. Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề và các dụng cụ kiểm tra, đo lường dùng trong nghề;
- Vận hành đ­ược trạm phát điện tàu thuỷ;
- Vận hành đ­ược bảng điện chính, bảng điện sự cố và bảng điện phụ trên tàu thủy;
- Bảo dưỡng được các loại khí cụ điện và máy điện trên tàu thuỷ;
- Sửa chữa đ­ược hư hỏng các loại khí cụ điện và máy điện;
- Sửa đư­ợc các mạch điện chiếu sáng, mạch điện động lực trên tàu thuỷ;
- Lắp đặt đư­ợc các mạch điện chiếu sáng, một số mạch điện động lực trên tàu thuỷ;
- Có năng lực Tiếng Anh bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và đọc được các tài liệu, bản vẽ trên tàu ngành kỹ thuật điện bằng tiếng Anh;
- Ứng dụng các công khoa học kỹ thuật giải quyết được một số tình huống kỹ thuật trong thực tế.
1.2.3. Thái độ và hành vi
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
- Có ý thức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;
- Có ý thức học tập và tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp Trung cấp điện tàu thuỷ có thể đảm nhiệm những công việc sau:
- Thợ kỹ thuật điện trên tàu biển;
- Nhân viên kỹ thuật tại công ty kinh doanh thiết bị điện, tự động;
- Nhân viên kỹ thuật tại các nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển;
- Giáo viên dạy thực hành tại các trường dạy nghề kỹ thuật điện.
- Có khả năng tự học nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới, các tiến bộ kỹ thuật điện tự động tàu thủy, khi đủ thời gian đi biển sẽ được học nâng cao để dự thi cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Sỹ quan kỹ thuật.
- Có khả năng học liên thông lên cao đẳng.
2. Khối lượng kiến thực và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 24
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 47 Tín chỉ

Các tin khác