CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-CĐHH I ngày tháng 3 năm 2017 của
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng hải I)
Tên ngành, nghề: Điện công nghiệp
Mã ngành, nghề: 40520405
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 12 tháng
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung
- Chương trình đào tạo các kỹ thuật viên trình độ trung cấp ngành Điện công nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có trình độ ngoại ngữ và tin học, có kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành đáp ứng yêu cầu thực tế nghề nghiệp để có thể làm việc trong các lĩnh vực điện tự động công nghiệp.
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt các yêu cầu sau: Thực hiện lắp đặt và sửa chữa bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, tủ phân phối điện, máy điện và thiết bị điện trong các xí nghiệp công nghiệp, với các môi trường trong nhà, ngoài trời, mỏ hầm lò, trong điều kiện an toàn lao động.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức:
- Trình bày được chức năng và ứng dụng của các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển;
- Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;
- Nhận biết được sự cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và hướng giải quyết các sự cố đó;
- Hiểu được cách đọc bản vẽ thiết kế điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
- Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện cụ thể (một phân xưởng, một hộ dùng điện);
- Vận dụng được các nguyên tắc lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện vào hoạt động thực tế của nghề.
- Trình bày được các qui tắc về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;
- Có kiến thức về quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân;
- Có kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.
1.2.1. Kỹ năng:
- Nhận dạng, phân loại và sử dụng được các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển;
- Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sửa chữa, bảo trì được các thiết bị trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
- Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động thông thường;
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
- Lập trình ứng dụng PLC; Đấu nối và vận hành được các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
- Áp dụng được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật trong thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống điện công nghiệp;
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
1.2.3. Mức tự chủ và trách nhiệm:
- Làm việc độc lập, nhóm trong công tác chuyên môn, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm..
- Có ý thức nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp; có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;
- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử tốt, giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ một cách hợp lý;
- Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
1.3. Cơ hội việc làm
- Kỹ thuật viên đảm nhận các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống điện công nghiệp trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp;
- Nhân viên làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp, Công ty Điện lực;
- Kỹ thuật viên các công ty xây lắp công trình điện;
2. Khối lượng kiến thực và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 24
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1290 giờ